Giao điểm giữa hai nền văn hóa Việt Nam – Nhật Bản

Giao điểm giữa hai nền văn hóa Việt Nam – Nhật Bản

Nhân dịp kỷ niệm 150 năm Minh Trị duy tân (1868-2018) và 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973-2018), chúng tôi chọn Vĩnh Sính và các tiểu luận của ông để giới thiệu đến đông đảo độc giả có dành sự quan tâm đến tiến trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản.

75.000 

còn 1 hàng

Số lượng:

Nhắn tin SMS/Zalo: 0767478685 để nhanh chóng đặt hàng

Thời gian giao nhận hàng

  • Hồ Chí Minh: 1-2 ngày
  • Các khu vực khác sẽ tùy thuộc vào các đơn vị vận chuyển.

Phần nội dung đầu tiên là các tiểu luận về văn hóa, nghệ thuật, xã hội Nhật Bản.

Những điểm đặc thù căn bản của xã hội và văn hóa Nhật Bản được đề cập trong tiểu luận “‘Những mô hình ẩn giấu’ hay là ‘Những nguyên hình’ của văn hóa Nhật Bản”, những đặc điểm tạo nên tầng sâu của xã hội và văn hóa Nhật Bản: chủ nghĩa tập đoàn có tính cách cạnh tranh, chủ nghĩa hiện thế, chủ nghĩa hiện tại và chủ nghĩa hình thức.

Tác giả đưa độc giả lướt qua những điểm chính của ngày Tết ở Nhật, qua tiểu luận “Ngày Tết ở Nhật và Shichifukujin (Bảy vị thần phước đức)”, chúng ta thấy ít nhiều về những tương đồng giữa Nhật Bản và các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.

So với các nghệ thuật nổi tiếng của người Nhật như trà đạo (sadô), thư đạo (shodô), kiếm đạo (kendô), võ sĩ đạo (bushidô) hoặc nhu đạo (judô), thì kôdô (hương đạo – nghệ thuật thưởng thức trầm hương) ít được chúng ta biết đến. Và lịch sử kôdô còn ghi dấu mối giao lưu giữa Đàng Trong với Nhật Bản thuở xa xưa. Tiểu luận “Từ thú thưởng thức trầm hương đến sự hình thành hương đạo (kôdô) ở Nhật Bản” là một chỉ dẫn thú vị.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

SẢN PHẨM VỪA XEM

You have not viewed any product yet.